Trào ngược dạ dày gây khó thở là tình trạng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của nhiều người.

Trào ngược dạ dày gây khó thở không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe đang chuyển biến nặng hơn. Nếu bạn không kịp điều trị kijo thời sẽ gây ra nhiều biến chứng liên quan đến hô hấp. Cùng tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh này và cách phòng ngừa chứng trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày là bệnh như thế nào?

Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Tình trạng này xảy ra do sự rối loạn chức năng co thắt của thực quản dưới (LES) - van nằm dưới đáy thực quản và trên dạ dày có vai trò đóng mở khi nuốt thức ăn.
Bên cạnh đó, triệu chứng trào ngược dạ dày còn biểu hiện một số triệu chứng ra ngoài như: khó nuốt, đắng miệng, đau ngực, buồn nôn, khàn giọng, ho, miệng tiết nhiều nước bọt, nóng rát ở ngực, ợ chua, ợ nóng, ợ hơi,...
Bất kỳ ai cũng có thể bị trào ngược dạ dày gây khó thở và các triệu chứng tương tự. Nguyên nhân làm cơ thể mắc chứng bệnh này bao gồm: béo phì, hen suyễn, hút thuốc, tiểu đường, thoát vị cơ hoành, mang thai, ăn sai cách, chức năng dạ dày suy giảm, dùng nhiều rượu, bia,...
Vì sao trào ngược dạ dày gây khó thở?

Trào ngược dạ dày gây khó thở
Trào ngược dạ dày gây khó thở là một triệu chứng nghiêm trọng khi bệnh chuyển biến nặng. Triệu chứng này xuất hiện do axit trong dạ dày khi trào ngược lên thực quản đã xâm nhập vào phổi. Đặc biệt, là trong khi ngủ nó có thể gây sưng đường thở. Điều này có thể dẫn đến chứng hen suyễn hoặc viêm phổi hít (aspiration pneumonia) gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp thông qua triệu chứng ho, khó thở hoặc thở khò khè.
Theo đó, mặc dù trào ngược dạ dày gây nên chứng hen suyễn, khó thở và thậm chí nó còn làm bệnh nặng thêm. Axit trong dạ dày có thể kích thích dây thần kinh hô hấp, các phản xạ co thắt đường thở, phản xạ phòng thủ như ho hoặc tăng tiết chất nhầy.
Nhìn chung, nguyên nhân trào ngược dạ dày gây khó thể có thể bắt nguồn từ các cơ chế gây bệnh sau đây:
- Axit từ dạ dày bị trào ngược lên thực quản và lan vào các đường dẫn khí nhỏ, nó khiến chúng bị co lại và gây ra triệu chứng khó thở.
- Axit kích thích các đầu dây thần kinh nằm ở phần dưới thực quản làm cho cơ trơn của thực quản co lại. Từ đó, nó khiến đường thở cũng bị co lại dẫn đến tình trạng người bệnh cảm thấy khó thở.
- Áp lực thức ăn tại đường thực quản lớn cũng gây chèn ép lên hơi thở, khí quản khí hơi thở bị đứt quãng. Từ đó, dẫn đến triệu chứng khó thở ở người bệnh, đặc biệt là sau khi ăn xong.
Tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh dạ dày đang đến giai đoạn nặng. Lúc này, bạn cần được điều trị kịp thời để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Bị trào ngược dạ dày gây khó thở phải làm sao?
Trào ngược dạ dày là căn bệnh liên quan đến tiêu hóa và hô hấp cần được điều trị kịp thời để lấy lại nhịp thở và sức khỏe bình thường. Khi cơ thể bắt đầu có các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản gây khó thở, bạn cần đến ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt. Điều này giúp bạn phát hiện và theo dõi được chính xác tình trạng bệnh. Đồng thời, chuyên gia tư vấn cũng có thể giúp bạn kiểm soát triệu chứng bệnh để dùng thuốc phù hợp.
Những phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản có thẻ bao gồm việc sử dụng thuốc, sử dụng dược thảo hỗ trợ và thay đổi lối sống lành mạnh hơn.
Dùng thuốc tây điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Sử dụng thuốc tây điều trị
Để điều trị chứng trào ngược dạ dày gây khó thở, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng một số nhóm thuốc như sau:
- Thuốc giảm tiết và trung hòa axit dạ dày: Nó bao gồm thuốc ức chế thụ thể H2: Cimetidin, famotidin,... và thuốc ức chế bơm proton như omeprazole, lansoprazole,...
- Thuốc làm tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới: Nó bao gồm các loại thuốc như domperidone, metoclopramide,... có tác dụng làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Nhóm thuốc này bao gồm các loại dimeticol, alginat, misoprostol… Chúng có tác dụng tăng cường hàng rào bảo vệ của dạ dày, giúp ngăn chặn được những tác động của axit dạ dày lên niêm mạc.
Sử dụng thảo dược từ thiên nhiên

Sử dụng thảo dược tự nhiên
Theo nghiên cứu Đông y, có 9 loại dược liệu có thể đem lại tác dụng ngăn ngừa và điều trị chứng trào ngược dạ dày gây khó thở. Nó bao gồm: Cam thảo, Cúc La Mã, CurmaNano, Thương truật, Hoàng liên, Hậu phác, Ngô thù du, Bán hạ bắc, Gừng. Chúng đem lại 3 công dụng chính giúp điều trị trào ngược dạ dày gây khó thở như:
- Làm dịu thần kinh, giúp giảm stress cho cơ thể
- Giúp giảm tiết axit dạ dày và kích thích quá trình tiêu hóa
- Làm lành các vết loét dạ dày, giảm viêm và điều hòa hô hấp
Thay đổi lối sống tích cực

Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống
Để ngăn ngừa, điều trị và cải thiện chứng trào ngược dạ dày gây khó thở, bạn cần xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học bằng cách:
- Thay đổi thói quen ăn uống: Bạn nên ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên và tránh các thói quen ăn uống làm hại cho sức khỏe như ăn trước khi đi ngủ hoặc ăn quá nhiều trong một bữa ăn.
- Giảm cân: Nếu bạn đang béo phì hoặc thừa cân, bạn nên cân nhắc việc giảm cân lành mạnh bằng cách điều chỉnh thực phẩm ăn vào và tập thể dục thường xuyên hơn.
- Lựa chọn thực phẩm lành mạnh: Bạn nên ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ, đạm, chất béo tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế việc ăn thức ăn đóng hộp quá nhiều do nó có thể chứa nhiều muối, dầu mỡ,..
- Nâng đầu giường ngủ cao hơn: Bạn nên nâng đầu giường ngủ cao lên với độ dốc khoảng 15-17 để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở. Bởi điều này giúp thức ăn trong dạ dày vẫn ở đó thay vì đi vào đường thực quản trong khi bạn ngủ.
- Mặc quần áo thoải mái: Bạn nên chọn quần áo rộng rãi, thoải mái tránh đeo thắt lưng và quần áo có thiết kế siết eo, gây áp lực lên vùng bụng.
- Từ bỏ các thói quen xấu: Bạn nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, uống nhiều bia rượu. Các thói quen xấu này có thể làm các triệu chứng trào ngược dạ dày nặng thêm.
- Uống nhiều nước: Việc uống nước lọc có thể giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày nhờ vào độ pH trung tính. Nếu bạn uống đủ nước mỗi ngày, độ pH trong dạ dày sẽ tăng lên đáng kể và nồng độ axit cũng sẽ giảm đi. Từ đó, tình trạng bệnh sẽ có sự thuyên giảm rõ rệt.

Uống nhiều nước lọc ion kiềm
Ngoài ra, người bệnh trào ngược dạ dày cần bổ sung nguồn nước khoáng tự nhiên chứa kiềm. Bởi chúng có tác dụng rất tốt trong việc trung hòa môi trường axit trong dạ dày. Bạn nên chia nhỏ số lần uống nước trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Nước ion kiềm giàu khoáng chất đã trở thành sự lựa chọn lý tưởng của cả những người khỏe mạnh bình thường. Trang bị ngay hệ thống máy lọc nước điện phân ion kiềm giàu Hydrogen ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe tối ưu cho cả gia đình!
61 Xã Đàn - Phường Phương Liên - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội
(024) 3787 1745 - (024) 3722 8750
0936 399 498
inquiry@dynaseiki.com.vn
https://dynamart.vn/