Loãng xương có thể gây gãy xương, làm giảm chất lượng sống, thậm chí tử vong do tai nạn. Phát hiện loãng xương để can thiệp kịp thời là rất quan trọng.
Công thức tự dự đoán nguy cơ loãng xương
Chuyên gia Lý Mai (Li Mei), giám đốc Chi nhánh Bệnh loãng xương Hiệp hội Y khoa Trung Quốc, và là Bác sĩ trưởng Khoa Nội tiết của Bệnh viện Đại học Y Liên hiệp Bắc Kinh, Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc chia sẻ cách để phát hiện loãng xương, bạn có thể tham khảo để kiểm tra sức khỏe cho bản thân rất tiện lợi.
Bác sĩ Lý Mai cho biết, "Trong công tác lâm sàng, chúng tôi thường gặp những bệnh nhân bị gãy xương sau khi chỉ vì kéo nhẹ hoặc hắt hơi, và gãy xương sẽ tái phát ngay sau khi điều trị. Hầu hết những bệnh nhân này là vốn là bệnh nhân loãng xương."
BS Mai chia sẻ, loãng xương có thể gây ra nhiều lần gãy xương với các mức độ đau và nặng nhẹ khác nhau. Gãy xương cũng có thể gây ra rối loạn cảm xúc như lo lắng và sợ hãi, làm giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí rút ngắn tuổi thọ.
Nhóm có nguy cơ cao bị loãng xương là phụ nữ sau mãn kinh. Phụ nữ sẽ bị mất xương nhanh chóng từ 5-10 năm sau khi mãn kinh, sau đó khối lượng xương tiếp tục giảm.
Một cuộc khảo sát mới nhất cho thấy một nửa số phụ nữ mãn kinh ở Trung Quốc bị hao hụt mật độ xương và 1/3 bị loãng xương. Ngoài ra, nam giới cũng sẽ bị giảm sức chịu đựng của xương sau tuổi 50, điều này cũng làm tăng nguy cơ loãng xương.
Có nhiều công cụ để kiểm tra nguy cơ loãng xương. Trong đó, công thức OSTA phù hợp với cách tự đánh giá của người châu Á, đơn giản và dễ thực hiện.
Chỉ số OSTA = (cân nặng (kg) – tuổi) × 0.2 = Kết quả.
Chỉ số kết quả này càng thấp thì nguy cơ gãy xương càng cao.
Trong đó, giá trị kết quả lớn hơn -1 cho biết mức rủi ro của bạn là thấp.
Giá trị kết quả từ -1 đến -4 là mức rủi ro trung bình.
Giá trị kết quả là -4 và ít hơn nữa là mức rủi ro cao hơn.
Ví dụ, người có cân nặng 57kg, 62 tuổi, thì cách tính là: (57 - 62) x 0.2 = -1 (nguy cơ rủi ro thấp).
Để phòng ngừa và điều trị loãng xương, trước tiên bạn phải xác định xem mình có các yếu tố nguy cơ cao: lão hóa, mãn kinh và tiền sử gia đình bị xương dễ gãy hay không. Đây là 3 nhóm có nguy cơ cao nhất.
Các nguyên nhân chính của bệnh loãng xương bao gồm
Lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động
Thường xuyên mang vác các vật nặng, lao động vất vả
Có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi
Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới
Lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.
Phòng ngừa bệnh Loãng xương
Các phương pháp sau có thể giúp ngăn chặn hoặc làm chậm tiến độ mất xương và phòng ngừa gãy xương, nhưng không thể khỏi được bệnh:
Ăn khẩu phần giàu canxi hoặc bổ sung canxi mỗi ngày.
Đối với người lớn từ 19 đến 50 tuổi, ăn 3 bữa hoặc hấp thụ 1000 mg canxi mỗi ngày.
Nam giới trên 50 tuổi, ăn 3 bữa hoặc 1000 mg canxi mỗi ngày.
Nam giới trên 70 tuổi, ăn 4 bữa hoặc 1200 mg canxi mỗi ngày.
Nữ giới trên 50 tuổi, ăn 4 bữa hoặc 1200 mg canxi mỗi ngày.
Nguồn canxi trong thực phẩm bao gồm sữa, các sản phẩm từ sữa hoặc các loại thực phẩm giàu canxi như nước trái cây hoặc đậu, cá, các loại rau lá xanh.
Thường xuyên đo loãng xương để kiểm tra mật độ xương.
Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe.
Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc được kê toa.
Thường xuyên tập các bài tập chịu tải trọng và các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp theo đề nghị của bác sĩ.
Không hút thuốc.
Tránh uống quá nhiều rượu: uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày có thể làm giảm khả năng hình thành xương.
Tránh để bị ngã